Chè Thái Nguyên
Chè Thái Nguyên là một trong những loại chè nổi tiếng của Việt Nam và được xem là cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên.
Các vùng chè đặc sản của Thái Nguyên như là vùng chè Tân Cương, vùng chè La BẰng, vùng chè Trại Cài, vùng chè Khe Cốc là những vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên. Những vùng chè này là nơi cũng cấp những sản phẩm chè búp (Trà) mang thương hiệu “chè Thái Nguyên” đảm bảo chất lượng cho thị trường.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên tại Hội nghị Giải pháp nâng cao giá trị và thương hiệu trà Thái Nguyên diễn ra mới đây, hiện nay sản lượng, diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên đang dẫn đầu cả nước. Năm 2022, toàn tỉnh có trên 22,2 nghìn ha, trong đó diện tích chè cho sản lượng đạt 20,9 nghìn ha.
Quy trình chế biến chè Thái Nguyên
Hái Chè
Hái chè là công việc hàng ngày của người dân tại các vùng chè của tỉnh Thái Nguyên, với những yêu cầu khắt khe trong việc thu hái (hái chè) mà cho đến nay việc thu hái vẫn phải làm thủ công mà chưa sử dụng được máy móc. Với việc thu hái bằng phương pháp thủ công thì búp chè đảm bảo được chất lượng tốt nhất, đúng theo tiêu chuẩn và mong muốn của người làm chè.
Thường thì việc thu hái sẽ được thực hiện vào buổi sáng, thời tiết khô giáo, búp chè sẽ được thu hái một tôm hai lá, một tôm một lá hoặc là chỉ hái một tôm là tùy thuộc vào mục đích mà người làm chè muốn sản xuất ra chè tôm, chè tôm lõn hay là chè đinh.
Người hái chè sẽ lựa chọn những búp chè tươi non, không bị sâu bệnh và sử dụng tay để ngắt những búp chè đó sau đó đặt búp chè vào giỏ đeo ở phía sau
Làm héo
Sau khi thu hái, chè sẽ được làm héo bằng cách giải đều lên sản đã được vệ sinh sạch. Mục đích của việc làm này là làm héo các búp chè (làm héo nhẹ). Thời gian làm héo từ 3h – 4h sau đó chè được cho vào lò sao
Diệt men
Ở công đoạn này, công nhân sẽ tiến hành cho chè vào lò quay (tôn sao chè) với nhiệt đô cao. Mục đích của quá trình này là loại bỏ đi enzyme tránh trà bị oxy hóa để giữ được hương vị thơm ngon như ban đầu. Diệt men hay còn gọi là xao trà ở nhiệt độ cao trong tôn quay. Sau khi diệt men, lá trà thái nguyên phải mềm dẻo, không bị gãy cuốn; db mặt lá chè hơi dính; từ màu ban đầu chuyển thành màu xanh sẫm; hương vị khởi đầu thơm dịu không còn hăng.
Trước kia việc diệt men phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật của người làm chè, vì sử dụng củi khô đốt để làm nóng. Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất chè thái nguyên đã đầu tư tôn sao điện hoặc tôn sao gas, chính vì thế việc diệt men sẽ đơn giản hơn và sản phầm có chất lượng đồng đều hơn.
Vò trè
Mục đích của giai đoạn này chính là khơi dậy mùi thơm hòa nguyện của các thành phần. Và khi pha trà nước sẽ dễ thẩm thấu hơn. Thời gian cho quá trình này sẽ dao động trong khoảng từ 10 – 30 phút. Cánh chè lúc này sẽ cong và gọn lại, đảm bảo khi khô sẽ có hình thái đẹp mắt. Trước kia việc vò chè sẽ được làm bằng tay, nhưng hiện nay tất cả các cơ sở sản xuất chè tại Thái Nguyên đã sử dụng máy vò chè để tăng năng xuất và phần phẩm có tính đồng đều hơn.
Sao khô
Sao khô chè là quá trình sấy khô lá chè để giảm độ ẩm và lưu trữ lâu dài. Quá trình này giúp cho lá chè không bị mốc và giữ được hương vị tự nhiên của lá chè. Chè từ bước vò sẽ được giũ tơi ra và cho vào tôn quay lần nữa, lúc này nước trong lá trà sẽ giảm đến mức ít nhất vì vậy có thể bảo quản được trong nhiều tháng liên tiếp. Thời gian cho bước này thường từ 20 – 22 phút cho một mẻ từ 1 – 1,5kg
Lấy hương
Lấy hương chè là quá trình cho chè đão sao khô vào tôn quay một lần nữa đến khi nào cảm nhận được mùi thơm thì kết thúc quá trình này. Quá trình này sẽ giúp cho lá chè có hương thơm tự nhiên mà vẫn giữ được hương vị của chè