Đúng như tên gọi, loại trà này có hình dáng như chiếc móc câu cong cong, ngắn mà thanh. Bởi lẽ, từng nhánh trà con con cong ấy là tiêu chỉ “ một tôm hai lá non” được hái thủ công trên những đồi chè đạt tiêu chuẩn VietGap theo hướng hữu cơ vào mỗi sớm tinh sương, khi nắng vừa lên.
Người không biết, nhìn thoáng qua cứ nghĩ trà tân cương móc câu bị mốc bởi cái ánh bạc đặc trưng mà không loại trà nào có. Cái ánh bạc nhìn mộc mà lại rất sang ấy là thứ rất riêng của Tân Cương móc câu.
Lá chè tươi được lưu giữ sau khi hái bằng sọt tre đảm bảo độ thông thoáng cần thiết nhưng phải giữ được độ tươi ngon, không bị lèn chặt hay dập nát. Người làm trà nâng niu từng búp non như những đứa con tinh thần của mình. Sau thời gian hong khô trên những tấm phên tre là công đoạn làm héo và vò. Làm héo trên hệ thống tôn quay dài dưới tác dụng của nhiệt than củi, quá trình vò để tạo độ xốp cánh và độ quăn. Các công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khắt khe do phần lớn cảm nhận bằng kinh nghiệm lâu năm của người làm trà chuyên nghiệp. Các máy vò có gân được tính toán và nghiên cứu thực nghiệm dày công của nhóm tác giả do TS.Trần Ngọc Giang, giảng viên Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp chuyển giao công nghệ. Tiếp đến là công đoạn hong khô qua rồi cho vào sao sấy. Lúc này sản phẩm được gọi là trà mộc-chưa lên hương. Để tạo ra được hương vị đặc trưng riêng biệt, quá trình lên hương vẫn được Sơn Dung Trà sử dụng nguồn nhiệt truyền thống của than củi. Lửa lúc to, lúc nhỏ, tôn quay lúc nhanh lúc lại chậm, nếm thử, cảm nhận rồi chờ điều chỉnh, cảm nhận nhiệt trong lò do giác quan “thứ 6”. Trà phải được quay đủ vòng, lửa vừa tới khi thật thấu trong lõi tỏa hương thơm ngào ngạt. Trà ra khỏi lò sau lên hương thường được hong nguội để bảo quản tốt hơn, khi pha trà, mùi hương hấp dẫn bao thực khách khó tính, đến khi nhấp vài ngụm thì cảm nhận mùi cốm nếp mới, vị chát nhẹ nơi đầu lưỡi, màu xanh ánh vàng sóng sánh, sau cùng là độ “ngọt giọng” nơi cuống họng, cảm giác thanh tao thư giãn vô cùng chỉ có tại Sơn Dung Trà./.
Hướng dẫn pha trà:
Chọn nước pha trà: Nước pha trà sử dụng nước suối nguồn hoặc nước giếng khơi là ngon nhất. Hoặc có thể dùng nước lọc máy để pha. Không nên sử dụng nước máy hoặc nước khoáng vì sẽ làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước trà
Ấm pha trà: Nên chọn dùng các loại ấm tử sa, ấm gốm. Trong trường hợp không có hai loại ấm này thì nên chọn ấm sứ, tuyệt đối không nên dùng ấm sắt để pha trà.
Đánh thức trà: Làm nóng ấm bằng nước đun sôi, sau đó cho một lượng trà vừa đủ vào ấm. Cho một lượng nước sôi khoảng 80 – 90 độ C vừa đủ vào ấm. Sau 3 giây đổ nước ra, dùng nước này để làm nóng các chén trà. Việc làm này giúp loại bỏ một số các bụi phấn trà (có vị ngái) đồng thời làm nóng trà và nở cánh trà.
Chế nước sôi vào ấm: Cho một lượng nước sôi khoảng 80 – 90 độ C vừa đủ vào ấm. Hãm 3 phút, sau đó đổ hết nước trà ra chén tống hoặc chia đều ra các chén quân. Lưu ý: Không nên để lại nước nhiều trong ấm vì ngâm trà búp non trong nước sôi lâu sẽ làm mất hương vị và màu nước. Tới nước sau, nên đợi đến khi nào gần thưởng hết chén đầu thì hãy chế thêm nước sôi, đợi thêm khoảng 1 phút là rót ra ngay.
Ngay sau khi chia nước trà ra các chén, đưa chén trà lại gần mũi để thưởng thức thêm một lần nữa hương cốm tự nhiên của trà sau đó từ từ thưởng trà.
Hướng dẫn bảo quản:
Kẹp chặt gói trà sau khi sử dụng. Hoặc bảo quản trong hộp kín.
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh nơi ẩm mốc.
Trà khô bảo quản được lâu dài trong ngăn mát tủ lạnh. Có thể giữ được mùi thơm và chất lượng trà lâu hơn.
Hạn dùng 01 năm kể từ ngày sản xuất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.