Minh trà – Trà đinh cao cấp
Tre già măng mọc là lẽ thường tình, đương nhiên. Đây là hình ảnh thực sinh động minh chứng cho quy luật vận động không ngừng cuả mọi sự vật hiện tượng. Vận động là tuyệt đối, đứng yên là tương đối, mang tính nhất thời. Minh Trà đại diện cho thế hệ kế tiếp phát huy truyền thống vốn đã trải qua nhiều thập kỷ của Sơn Dung Trà, minh là sự trong sáng, rõ ràng mạch lạc, không thể nhầm lẫn. Minh gắn liền với các danh từ có ý nghĩa cao đẹp, chỉ rõ sự thượng tôn, phản ánh giá trị tâm linh của người Việt. Khi bạn thưởng trà gắn mác Minh Trà đồng nghĩa bạn đã và đang cảm nhận được giá trị cao cấp mà Trà chính gốc Tân Cương mang lại.
Lá chè nhất định không được hái lúc nắng gắt hay khi trời mưa. Lá chè được chọn cũng phải là búp nõn đang ngậm chặt ngọn như chiếc đinh. Người hái phải dậy sớm, khi mà những ngọn chè lúc bấy giờ vẫn đậm sương đêm và đắm mình trong những tia nắng đầu tiên của một ngày, để từng ngọn chè đều ngậm được hết tinh túy của khoảnh khắc chuyển giao đất trời. Rồi phải được cho vào sọt tre thoáng để tránh lá chè tươi không bị hấp nhiệt, những búp chè không được lèn chặt, tránh dập nát. Người làm trà cẩn trọng nâng niu từng búp trà. Trà sau khi thu hái xong được mang về trải ra nong 2 tiếng rồi cho vào tôn xao bằng nhiệt than củi, đây là một công đoạn kì công, trà được cho vào tôn với thời gian và nhiệt độ kỹ thuật riêng của những người làm trà chuyên nghiệp HTX Trà Sơn Dung. Trà sau khi sao được mang đi vò bằng các máy vò có các thông số của các rãnh với kỹ thuật riêng do TS. Trần Ngọc Giang – Giảng viên ĐH Kỹ thuật Công nghiệp nghiên cứu và làm thực nghiệm. Trà sau khi vò làm tơi sẽ được đem sấy qua và xao khô.
Để tạo ra được hương vị đặc trưng riêng biệt của Trà Sơn Dung, quá trình lên hương vẫn được Sơn Dung Trà sử dụng phương pháp thủ công truyền thống là sử dụng nhiệt của than củi. Lửa lúc to lúc nhỏ, tôn quay lúc chậm lúc nhanh, nếm thử, cảm nhận rồi lại chờ đợi rồi điều chỉnh. Trà phải được quay đủ vòng, lửa vừa tới khi cánh trà thật thấu trong lõi tỏa hương thơm ngào ngạt. Những người làm trà chuyên nghiệp của HTX Trà Sơn Dung phải rất cẩn thận nếu không sẽ hỏng cả một công trình.
Hướng dẫn pha trà:
- Chọn nước pha trà: Nước pha trà sử dụng nước suối nguồn hoặc nước giếng khơi là ngon nhất. Hoặc có thể dùng nước lọc máy để pha. Không nên sử dụng nước máy hoặc nước khoáng vì sẽ làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước trà
- Ấm pha trà: Nên chọn dùng các loại ấm tử sa, ấm gốm. Trong trường hợp không có hai loại ấm này thì nên chọn ấm sứ, tuyệt đối không nên dùng ấm sắt để pha trà.
- Đánh thức trà: Làm nóng ấm bằng nước đun sôi, sau đó cho một lượng trà vừa đủ vào ấm. Cho một lượng nước sôi khoảng 80 – 90 độ C vừa đủ vào ấm. Sau 3 giây đổ nước ra, dùng nước này để làm nóng các chén trà. Việc làm này giúp loại bỏ một số các bụi phấn trà (có vị ngái) đồng thời làm nóng trà và nở cánh trà.
- Chế nước sôi vào ấm: Cho một lượng nước sôi khoảng 80 – 90 độ C vừa đủ vào ấm. Hãm 3 phút, sau đó đổ hết nước trà ra chén tống hoặc chia đều ra các chén quân. Lưu ý: Không nên để lại nước nhiều trong ấm vì ngâm trà búp non trong nước sôi lâu sẽ làm mất hương vị và màu nước. Tới nước sau, nên đợi đến khi nào gần thưởng hết chén đầu thì hãy chế thêm nước sôi, đợi thêm khoảng 1 phút là rót ra ngay.
- Ngay sau khi chia nước trà ra các chén, đưa chén trà lại gần mũi để thưởng thức thêm một lần nữa hương cốm tự nhiên của trà sau đó từ từ thưởng trà.
Hướng dẫn bảo quản:
- Kẹp chặt gói trà sau khi sử dụng. Hoặc bảo quản trong hộp kín.
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh nơi ẩm mốc.
- Trà khô bảo quản được lâu dài trong ngăn mát tủ lạnh. Có thể giữ được mùi thơm và chất lượng trà lâu hơn.
- Hạn dùng 01 năm kể từ ngày sản xuất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.